Tủy răng là gì?

Tủy răng là tổ chức bên trong cùng của thân răng (buồng tủy)chân răng (ống tủy). Tủy được ví như trái tim của răng, vì bên trong mỗi ống tủy thường có nhiều dây thần kinh và mạch máu. Nhờ đó, tủy có chức năng nuôi dưỡng và truyền cảm giác kích thích từ môi trường ngoài đến thân răng. 

Cảm giác của tủy răng mang lại mà bạn có thể cảm nhận được chính là ê buốt, nóng lạnh và cảm giác khi bị tác động lực như sâu răng hay chấn thương.

Tủy răng có chứa nhiều dây thần kinh và mạch máu

Điều trị tủy răng là gì? Tại sao cần chữa tủy răng

Điều trị tủy răng (nội nha) là việc loại bỏ mô tủy đã bị viêm nhiễm do vi khuẩn xâm nhập khi bạn bị sâu răng hoặc gặp chấn thương răng miệng. Nếu chỉ viêm tủy nhẹ, Bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc và gợi ý chăm sóc răng nhằm thúc đẩy quá trình tự lành, tái khoáng.

Ngược lại, viêm tủy nặng buộc phải lấy tủy răng để giảm thiểu đau nhức cũng như tránh lây lan sang các răng khác. Đồng thời, đây cũng là cách để bảo vệ răng tự nhiên, tránh vướng vào các biến chứng khác, gây hư răng và tiêu xương diện rộng.

Điều trị tủy răng (nội nha) là việc loại bỏ mô tủy đã bị viêm nhiễm do vi khuẩn xâm nhập

Điều trị tủy răng có đau không?

Hiện nay, việc điều trị tủy răng ở các nha khoa uy tín diễn ra khá nhẹ nhàng, nhanh gọn với Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, hỗ trợ của trang thiết bị hiện đại, vật liệu tiêu chuẩn cao, kết hợp vô trùng …hỗ trợ giảm đau tối đa trong điều trị tủy.

Trong quá trình điều trị, Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao sẽ điều chỉnh lượng thuốc tê và có cách tiêm tê phù hợp nhất với bạn. Nhờ đó, việc điều trị tủy cũng sẽ diễn ra dễ dàng mà không đau nhức

Sau khi hoàn thành ca điều trị, bạn sẽ có cảm giác hơi ê ở răng vì vật liệu trám cần có thời gian thích nghi với môi trường răng miệng. Tuy nhiên, sau 1 - 2 giờ, cảm giác này sẽ không còn nên bạn không cần lo lắng nhé!

Điều trị tủy răng không đau nhờ Bác sĩ chuyên môn giỏi, công nghệ hiện đại

Dấu hiệu giúp bạn phát hiện viêm tủy

Dưới đây là một số trường hợp phổ biến mà bạn có thể tham khảo để biết mình có cần đi thăm khám để điều trị viêm tủy hay không:

  • Quá nhạy cảm với thực phẩm nóng/lạnh: Răng bị viêm tủy thường có xu hướng bị đau khi ăn kém hoặc dùng thức ăn nóng, nhất là cơn đau và ê buốt kéo dài một vài giây trở lên.
  • Răng bị đổi màu: Tủy răng bị nhiễm trùng lâu ngày, khả năng cung cấp máu cho răng.
  • Cảm thấy đau dù lực tác động không mạnh: Dây thần kinh xung quanh tủy bị tổn thương khiến bạn dễ bị đau khi ăn hoặc chạm vào răng.

Răng quá nhạy cảm với thức ăn lạnh cho thấy bạn có thể đã bị viêm tủy và cần điều trị tủy

  • Răng bị sứt mẻ: Tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào tủy răng, gây viêm nhiễm và đau nhức.
  • Đau răng tái lại nhiều lần: Sâu răng chạm vào tủy khiến bạn đau nhức lặp đi lặp lại
  • Răng lung lay: Tủy nhiễm trùng làm xương nâng đỡ răng bị tiêu, khiến răng mất điểm tựa chắc chắn như ban đầu nên dễ lung lay.

Đau răng tái đi tái lại có thể là dấu hiệu cho thấy bạn cần điều trị tủy

Quy trình điều trị tủy răng hiện đại - Hạn chế đau nhức tối đa

Ngoài tay nghề Bác sĩ, cơ sở vật chất tiện nghi và trang thiết bị hiện đại, quy trình điều trị tủy rõ ràng cũng là yếu tố quan trọng trong việc điều trị tủy không đau. Mời bạn tham khảo quy trình điều trị chuẩn mà các nha khoa lớn đang áp dụng:

  • Bước 1: Thăm khám và xác định tình trạng viêm tủy răng. Thông báo cho bạn về tình trạng và lên kế hoạch điều trị tủy. 
  • Bước 2: Gây tê trước khi lấy tủy. Bạn sẽ được gây tê để đảm bảo răng của bạn không bị đau và bạn cảm thấy dễ chịu nhất khi bác sĩ thực hiện thủ thuật.
  • Bước 3: Bác sĩ tiến hành đặt đê cao su cô lập răng để đảm bảo cho răng được vô trùng tuyệt đối trong lúc chữa tủy, răng được chữa tủy trong môi trường khô, sạch. 
  • Bước 4: Mở ống tủy và rút tủy viêm. Bác sĩ sẽ dùng các dụng cụ phù hợp để mở đường vào buồng tủy, vào hệ thống ống tủy để loại bỏ hết tủy viêm và các phần tủy còn lại, làm sạch sẽ hệ thống ống tủy và tạo hình hệ thống ống tủy. Các bước lấy tủy, làm sạch, tạo hình hệ thống ống tủy có thể sẽ cần nhiều hơn 1 lần hẹn. Giữa các lần hẹn, thuốc sát trùng được đặt vào hệ thống ống tủy và răng sẽ được trám tạm lại để thức ăn không chui vào răng gây thêm nhiễm trùng.
  • Bước 5: Tạo hình và trám bít ống tủy. Sau khi hoàn tất quy trình chữa tủy răng, phần thân răng ở trên sẽ được khôi phục lại bằng chất hàn mới sau khi đã loại bỏ hết tổ chức sâu răng còn lại hay chất hàn cũ chất lượng không tốt.

Bạn sẽ được Bác sĩ thăm khám và tư vấn kỹ trước khi điều trị tủy

Khuyến cáo nên phục hình răng sứ/mão sứ để che phủ toàn bộ thân răng, bảo vệ cho răng sau khi điều trị không bị nứt vỡ, đảm bảo chức năng ăn nhai tốt và kéo dài tuổi thọ của răng đã chữa tủy.


Như vậy, Nha khoa Đức Nhân đã giúp bạn giải đáp thắc mắc điều trị tủy răng là gì, có đau không cùng một số thông tin liên quan. Nếu bạn có nhu cầu điều trị tủy răng, đừng ngần ngại liên hệ qua fanpage Nha khoa Đức Nhân để được đặt lịch thăm khám sớm nhất cùng các chuyên gia Răng Hàm Mặt nhé!


Có thể bạn quan tâm