5 giai đoạn khi niềng răng

Để chạm đến nụ cười tự tin, hầu hết các bạn chọn phương pháp niềng răng mắc cài đều cần phải trải qua 5 giai đoạn dưới đây:

Giai đoạn 1: Thăm khám tổng quát, chụp X-quang, lấy dấu mẫu hàm cùng các thông tin cần thiết để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Nếu tình trạng răng miệng bạn không tốt, điển hình như bị viêm nướu, nha chu,... Bác sĩ sẽ chỉ định điều trị các bệnh lý này trước khi niềng răng.

Giai đoạn 2: Bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại khí cụ phù hợp tùy theo liệu pháp niềng răng mà bạn chọn, điển hình như gắn khâu, tách kẽ, nong hàm trong trường hợp hàm hẹp,...

Gắn khâu là một trong những giai đoạn niềng răng đầu tiên - giai đoạn xấu nhất khi niềng răng

Giai đoạn 3: Bạn sẽ được gắn mắc cài cố định lên thân răng kèm theo là dây cung đặt trên các rãnh mắc cài. Việc này sẽ giúp tạo ra lực siết, tạo điều kiện cho răng về đúng vị trí chuẩn.

Giai đoạn niềng răng thứ 3 - Gắn mắc cài cố định lên răng

Giai đoạn 4: Tái khám định kỳ theo lịch hẹn trung bình 3 - 6 tuần/lần. Ở giai đoạn này, bạn cần đến nha khoa để kiểm tra lại răng miệng nhằm thay thun, tăng lực siết hàm,... nhằm đảm bảo kế hoạch niềng răng diễn ra suôn sẻ.

Giai đoạn 5: Sau khi răng đã về đúng vị trí mong muốn, bạn sẽ được tiến hành tháo mắc cài và chuyển sang giai đoạn đeo hàm duy trì để giúp nụ cười mới không bị xô lệch về vị trí ban đầu.

Giai đoạn đeo hàm duy trì là bước cuối cùng để giúp nụ cười mới luôn tỏa sáng, răng không chạy về vị trí khác

Giai đoạn xấu nhất khi niềng răng

Có thể nói, giai đoạn xấu nhất khi niềng răng chính là 3 tháng đầu tiên vì lúc này, răng vẫn đang trong tình trạng hô, thưa, khấp khểnh,... khá lộn xộn. Cộng thêm việc mới đeo mắc cài, sẽ khiến bạn cảm thấy cung hàm bị nhô về phía trước nhiều hơn.

Ngoài ra, một số trường hợp cần phải nhổ răng để tạo khoảng trống giúp răng di chuyển về vị trí chuẩn. Khi mới nhổ, nhiều bạn sẽ không thoải mái và khá tự ti vì bị xuất hiện khe thưa. 

Bên cạnh đó, việc chưa quen với mắc cài cùng khí cụ ở thời gian đầu làm một số bạn không muốn ăn uống, dẫn đến thiếu dưỡng chất. Điều này sẽ gây ra tình trạng sụt cân, hóp má và hóp thái dương và làm gương mặt kém thẩm mỹ hơn thường ngày. 

3 tháng đầu tiên có thể xem là giai đoạn xấu nhất khi niềng răng

Mẹo cải thiện “nhan sắc” trong giai đoạn xấu nhất khi niềng răng

  • Cố gắng duy trì chế độ chế ăn đầy đủ dinh dưỡng, ưu tiên các loại thức ăn mềm, dễ nhai, tránh ăn đồ quá dai cứng nhằm hạn chế làm rơi mắc cài và gây đau, ê buốt.
  • Sử dụng sáp nha khoa để tránh bị tổn thương nướu, môi và má do mắc cài gây ra.
  • Vệ sinh răng miệng đúng cách theo hướng dẫn, nên kết hợp dùng thêm máy tăm nước để loại bỏ hoàn toàn các vụn thức ăn. Điều này sẽ giúp bạn bảo vệ răng miệng khỏi các bệnh lý như sâu răng, viêm nha chu,...
  • Đảm bảo luôn giữ tâm lý thoải mái và tự tạo động lực về tinh thần để luôn kiên trì chạm đến nụ cười mục tiêu.

Bạn nên cân nhắc dùng thêm sáp nha khoa để giảm bớt đau trong khi niềng răng

Phương pháp niềng răng không lo xấu trong suốt quá trình niềng

Nhờ vẻ ngoài gần như “tàng hình” mà vẫn đảm bảo đưa răng về vị trí trên cung hàm hiệu quả, phương pháp niềng răng trong suốt ngày càng được nhiều bạn tin chọn. Với khay niềng trong suốt, bạn có thể thoải mái tự tin giao tiếp, chụp ảnh,... mà không lo bị lộ mắc cài hay dây cung.

Ngoài ra, việc sử dụng khay trong suốt sẽ giúp bạn vệ sinh răng miệng và ăn uống dễ dàng hơn, không lo bị ảnh hưởng đến cảm giác ăn nhai. Tuy nhiên, chi phí cần chi cho niềng răng trong suốt cao hơn so với mắc cài. Do đó, bạn hãy cân nhắc kỹ nhé!

Mời bạn tham khảo chia sẻ thực tế về niềng răng mắc cài của một thành viên hội niềng Đức Nhân:

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn chuẩn bị tâm lý sớm để vượt qua giai đoạn xấu nhất khi niềng răng để chạm tới nụ cười như ý dễ dàng hơn. Đừng quên chia sẻ thêm với người thân nếu bạn thấy các thông tin này hữu ích nhé!


Có thể bạn quan tâm