Vai trò quan trọng của mắc cài

Mắc cài đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định hiệu quả và thời gian niềng răng. Do đó, việc lựa chọn loại mắc cài phù hợp với tình trạng răng miệng và nhu cầu của mỗi người là rất cần thiết.

Mắc cài có tác dụng đưa răng về vị trí đúng trên cung hàm khi kết hợp cùng các khí cụ khác

Các loại mắc cài phổ biến, ưu và nhược điểm của từng loại

Mắc cài kim loại truyền thống

Mắc cài kim loại truyền thống được biết đến là loại mắc cài phổ biến nhất hiện nay. Đây là loại được làm từ chất liệu thép không gỉ an toàn cho sức khỏe và được nhiều người ưa chuộng nhờ chi phí niềng răng thấp.

Ưu điểm:

  • Hiệu quả với tất cả trường hợp niềng răng hô, thưa, móm,...
  • Cấu trúc mắc cài mỏng nhẹ, hạn chế gây cấn cộm
  • Hiệu quả chỉnh nha cao, tiết kiệm thời gian.

Nhược điểm:

  • Gây đau đớn, khó chịu cho người niềng trong thời gian đầu.
  • Khó vệ sinh răng miệng.
  • Độ thẩm mỹ không cao, dễ nhận thấy khi giao tiếp.

Mắc cài kim loại truyền thống là gì và ưu, nhược điểm

Mắc cài sứ

Mắc cài sứ được thiết kế từ vật liệu sứ không gây kích ứng và có màu sắc tương đồng với răng. Do đó, đây là sự lựa chọn phù hợp dành cho những người mong muốn niềng răng và có yêu cầu cao về độ thẩm mỹ.

Ưu điểm:

  • Khó nhận biết khi giao tiếp, đảm bảo tính thẩm mỹ.
  • Ít bám dính vụn thức ăn, dễ dàng vệ sinh răng miệng.
  • Hạn chế đau nhức tối đa khi niềng răng.

Nhược điểm:

  • Hiệu quả chỉnh nha đạt mức trung bình so với mắc cài khác.
  • Gây cảm giác vướng víu trong miệng.
  • Chi phí cao hơn so với niềng răng mắc cài kim loại.

Mắc cài sứ là gì và ưu, nhược điểm

Mắc cài tự buộc

Mắc cài tự buộc là loại mắc cài có hệ thống dây cung trượt tự động. Điểm nổi bật nhất của loại mắc cài này là không cần sử dụng dây thun cố định dây cung, do đó hạn chế được tình trạng bung tuột dây thun. 

Ưu điểm:

  • Giảm thiểu ma sát tối đa, tránh gây đau nhức nướu.
  • Rút ngắn thời gian niềng răng.
  • Tính thẩm mỹ cao hơn so với dòng truyền thống.

Nhược điểm:

  • Có thể gây cộm và vướng víu trong thời gian đầu.
  • Chi phí cao hơn dòng mắc cài niềng răng truyền thống.

Mắc cài kim loại tự buộc là gì và ưu, nhược điểm

Chi phí niềng răng mắc cài là bao nhiêu?

Dưới đây là chi phí niềng răng mắc cài mới nhất tại Nha khoa Đức Nhân (Biên Hòa):

Mắc cài kim loại truyền thống 30 triệu - 50 triệu
Mắc cài kim loại có nắp 40 triệu - 65 triệu
Mắc cài sứ  50 triệu - 75 triệu
Mắc cài sứ có nắp 60 triệu - 85 triệu

Để biết chính xác chi phí niềng răng trọn gói, bạn nên đến nha khoa chụp phim và thăm khám nhé! Tại Đức Nhân, bất kỳ khách hàng cũng sẽ được chụp phim và thăm khám sơ khởi cùng Bác sĩ niềng răng chuyên sâu 15 năm kinh nghiệm.

Loại mắc cài nào niềng răng nhanh nhất

Thời gian niềng răng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:

  • Tình trạng răng miệng: Răng lệch lạc càng nặng thì thời gian niềng răng càng dài.
  • Loại mắc cài: Mắc cài kim loại thường có thời gian niềng răng ngắn hơn mắc cài sứ, mắc cài tự buộc, mắc cài mặt lưỡi và mắc cài trong suốt.
  • Tuổi tác: Người niềng răng ở độ tuổi càng trẻ thì thời gian niềng răng càng ngắn.
  • Chế độ chăm sóc răng miệng: Chế độ chăm sóc răng miệng tốt sẽ giúp răng di chuyển nhanh hơn và giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh răng miệng trong quá trình niềng răng.

Ca niềng răng mắc cài tại Đức Nhân

Nhìn chung, mắc cài kim loại có thời gian niềng răng ngắn nhất, dao động từ 18-30 tháng. Mắc cài sứ, mắc cài tự buộc, mắc cài mặt lưỡi và mắc cài trong suốt có thời gian niềng răng dài hơn, dao động từ 24-36 tháng.

Trải nghiệm khi niềng răng mắc cài của khách hàng tại Đức Nhân

Trên đây là các thông tin về các loại mắc cài niềng răng phổ biến hiện nay. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thêm thông tin để lựa chọn loại mắc cài phù hợp với mình. 

Để được tư vấn cụ thể về tình trạng răng miệng và lựa chọn loại mắc cài phù hợp. Bạn đừng ngần ngại liên hệ 093 598 18 46 hoặc nhất nút gửi tin nhắn qua fanpage Nha khoa Đức Nhân nhé!


Có thể bạn quan tâm