Xỉa tăm có bị thưa răng không

Răng thưa là tình trạng các răng không nằm sát cạnh nhau, tạo ra một hoặc nhiều khoảng hở (kẽ răng) trên cung hàm. Những kẽ hở này có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào, nhưng thường gặp nhất là ở răng cửa hàm trên. Tình trạng răng thưa không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn tiềm ẩn nhiều vấn đề về sức khỏe răng miệng.

răng thưa

Thói quen xỉa răng khi bị mắc đồ ăn

Trong bữa ăn của người Việt, tăm gần như là một vật khá quen thuộc bởi nhiều người có thói quen xỉa răng sau khi ăn để làm sạch thức ăn còn mắc lại giữa các kẽ răng. Tuy nhiên, thói quen tưởng chừng như vô hại này lại khiến răng dần tách xa nhau mà chúng ta thường không để ý.

(Ảnh minh họa. Nguồn: internet)

Nguyên nhân xỉa tăm bị thưa răng 

Xỉa răng bằng tăm tre có thể gây thưa răng nếu bạn xỉa thường xuyênkhông đúng cách.

Tăm tre có đầu nhọn và thân cứng, khi đưa vào kẽ răng sẽ tạo lực tách nhẹ giữa hai răng. Nếu hành động này lặp đi lặp lại mỗi ngày với lực đủ mạnh, lâu dài có thể dẫn đến:

- Giãn rộng mô nướu, khiến kẽ răng hở dần ra

- Tụt nướu, lộ chân răng, mất mô nâng đỡ quanh răng

- Làm xê dịch răng, khiến răng không còn nằm sát cạnh nhau như ban đầu
Kết quả là răng ngày càng thưa hơn, dễ dắt thức ăn, mất thẩm mỹ và giảm độ chắc khỏe.

xỉa răng

Nguyên nhân bị thưa răng

Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp răng thưa đều bắt nguồn từ thói quen xỉa răng bằng tăm. Trên thực tế, tình trạng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như:

  • Mầm răng mọc lệch: khi mầm răng vĩnh viễn không mọc đúng hướng, bị lệch trục hoặc sai vị trí, nó có thể đẩy các răng bên cạnh lệch khỏi vị trí ban đầu, tạo ra các khoảng hở trên cung hàm. Đây là một trong những nguyên nhân bẩm sinh phổ biến dẫn đến răng thưa.
  • Mắc các bệnh lý về răng miệng như: viêm nha chu, viêm nướu, cổ chân răng mòn,...
  • Do sự dịch chuyển của răng: ít ai biết được sự thật rằng răng sẽ không đứng yên suốt đời. Theo thời gian, dưới tác động của lực nhai, lực từ môi, lưỡi và sự lão hóa mô quanh răng, các răng có xu hướng dịch chuyển nhẹ. Vì thế, những ai đang có những khe thưa giữa răng thì khe ấy ngày càng rộng hơn.

Hậu quả của việc xỉa răng sai cách

Ngoài việc khiến răng bị thưa thì xỉa răng sai cách cũng có thể gây ra một số hậu quả sau đây:

  • Tăng nguy cơ viêm nhiễm, gây hôi miệng: Nếu đầu tăm không sạch hoặc đâm vào nướu, vết thương nhỏ có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Điều này dẫn đến viêm kẽ răng, mùi hôi miệng kéo dài và thậm chí là áp xe nướu.
  • Gây lệch răng và sai khớp cắn: sự xê dịch nhẹ do tăm gây ra cho từng răng nếu diễn ra trong thời gian dài có thể khiến hàm răng bị lệch lạc, dẫn đến khớp cắn sai hoặc mất cân đối gương mặt.
  • Làm tổn thương men răng: một số người có thói quen dùng tăm để cạy mạnh mảng bám, điều này dễ làm trầy xước men răng, lớp bảo vệ quan trọng của răng khiến răng dễ bị ố vàng và mòn nhanh hơn.

Giải pháp làm sạch kẽ răng an toàn và khắc phục răng thưa

Làm sạch thức ăn mắc giữa các răng đúng cách

Thay vì dùng tăm tre dễ làm răng thưa và tổn thương nướu bạn nên áp dụng các phương pháp an toàn và được bác sĩ khuyến khích:

  • Dùng chỉ nha khoa: giúp loại bỏ mảng bám và thức ăn thừa mà không làm giãn kẽ răng

  • Máy tăm nước: thích hợp cho người đang niềng răng, người lớn tuổi hoặc có nướu nhạy cảm

  • Súc miệng bằng nước muối sinh lý: hỗ trợ làm sạch nhẹ nhàng và sát khuẩn vùng kẽ răng

  • Chỉ nha khoa: loại mềm, nhỏ, phù hợp với người có răng thưa nhẹ hoặc niềng răng

Khắc phục tình trạng răng thưa

Nếu tình trạng răng thưa đã xảy ra, bạn nên đến nha khoa để được thăm khám và lựa chọn giải pháp phù hợp. Tùy vào nguyên nhân và độ rộng của khe hở, các phương pháp điều trị có thể bao gồm:

  • Trám răng thẩm mỹ: áp dụng cho răng thưa nhẹ. Thông thường, bác sĩ sẽ lấy vật liệu nhân tạo thường dùng là composite để tăng kích cỡ của thân răng, giúp lấp đầy khoảng trống giữa các răng.

  • Dán sứ Veneer: phương pháp này có thể lấp đầy các kẽ hở nhỏ giữa các răng nhờ việc thiết kế lại hình dáng bề mặt răng bằng những miếng sứ mỏng. Khi dán lên mặt ngoài của răng thật, Veneer sẽ giúp: tăng chiều rộng răng theo tính toán, giúp răng sát lại với nhau hơn; che đi khe hở một cách tự nhiên, không cần phải niềng răng hoặc phục hình cầu kỳ; đảm bảo tính thẩm mỹ cao vì miếng sứ được thiết kế vừa khít, có màu sắc và hình dáng tương thích với răng thật.

  • Bọc răng sứ: là phương pháp bọc một mão sứ lên toàn bộ thân răng thật sau khi đã mài chỉnh răng theo tỷ lệ phù hợp. Trong trường hợp răng thưa, bác sĩ sẽ thiết kế mão sứ với kích thước lớn hơn nhẹ về chiều ngang để che phủ và lấp đầy khoảng hở giữa các răng.

  • Niềng răng chỉnh nha: phù hợp với răng thưa do sai khớp cắn, mầm răng lệch, hoặc dịch chuyển răng tự nhiên.

răng sứ biên hòa

Hình ảnh thực tế từ khách hàng bọc răng sứ tại Nha khoa Đức Nhân

Răng thưa không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro về sức khỏe răng miệng nếu không được xử lý đúng cách. Trong đó, thói quen xỉa răng bằng tăm tre là một trong những nguyên nhân âm thầm nhưng rất phổ biến mà nhiều người vẫn còn chủ quan.

Nếu bạn đang gặp tình trạng răng thưa dù là do xỉa răng, mầm răng mọc lệch hay bệnh lý nha chu hãy đến nha khoa để được kiểm tra và tư vấn phương pháp khắc phục phù hợp. Tùy vào mức độ và nguyên nhân, bác sĩ có thể đề xuất niềng răng, dán sứ veneer, trám răng thẩm mỹ hoặc bọc sứ để giúp bạn lấy lại hàm răng đều, khít và khỏe mạnh.

Liên hệ ngay với Nha khoa Đức Nhân thông qua Fanpage hoặc qua số điện thoại 0935 981 846 để được tư vấn miễn phí nhé!


Có thể bạn quan tâm