Cấy ghép Implant - Dứt điểm 7 hậu quả nghiêm trọng do mất răng

Nguyên nhân mất răng phổ biến

  • Ảnh hưởng từ các bệnh lý: Sâu răng, viêm nha chu, viêm tủy nhưng không điều trị kịp thời.
  • Gặp phải tai nạn dẫn đến mất răng: Các sự cố ngoài ý muốn khi vận động, tham gia giao thông,... làm răng va chạm với những vật cứng.
  • Do tuổi tác: Hoạt động ăn nhai lâu ngày cộng với việc chăm sóc không kỹ càng dễ khiến người lớn tuổi mất răng do lớp men bị mài mòn khiến răng lão hóa.
  • Thói quen sinh hoạt không lành mạnh: Người thường xuyên hút thuốc lá hoặc sử dụng các chất kích thích, dễ hỏng men răng và mất răng hơn người bình thường.
  • Vệ sinh răng miệng chưa tốt: Chải răng sai cách, làm sạch răng miệng qua loa, không hiệu quả chiếm đến 60% nguy cơ gây mất răng.
  • Chế độ dinh dưỡng kém: Thiếu canxi, kẽm, phospho làm răng suy yếu, không còn sáng bóng và dễ gãy rụng. Ngoài ra, việc sử dụng đồ ngọt quá nhiều làm hình thành mảng bám, dẫn đến viêm nướu và mất răng nếu không kịp chữa trị.

Nguyên nhân mất răng phổ biến - Hậu quả mất răng

7 hậu quả nghiêm trọng của mất răng

Ảnh hưởng đến thẩm mỹ gương mặt

“Cái răng cái tóc là góc con người”, việc răng cửa hoặc những răng mặt tiền “biến mất” sẽ khiến khổ chủ e ngại khi cười nói. Điều này trở thành rào cản trong việc giao tiếp, làm bạn dần mất tự tin trong cuộc sống. 

Mất răng ảnh hưởng đến thẩm mỹ gương mặt - hậu quả mất răng

Tác động đến chức năng ăn nhai và hệ tiêu hóa

Mỗi răng đều có chức năng khác nhau, điển hình như răng cửa và răng nanh có vai trò cắn xé thức ăn. Còn răng hàm lại thực hiện nhiệm vụ nghiền nát thức ăn. 

Nếu như bạn mất 1 hay nhiều răng, đặc biệt là răng hàm sẽ khiến việc nhai nuốt trở nên khó khăn. Cụ thể hơn, ruột và dạ dày sẽ khó tiêu hóa thực phẩm chưa được nghiền vụn, điều này làm sức khỏe toàn diện bị tác động không tốt.

Mất răng tác động đến chức năng ăn nhai và hệ tiêu hóa - hậu quả mất răng

Gây hại đến các răng liền kề

Nếu 1 răng trên cung hàm mất đi lâu ngày sẽ làm cho các răng liền kề mất lực nâng đỡ, có xu hướng dịch chuyển về chỗ mất răng. Điều này vừa gây cản trở ăn nhai, tồn đọng thức ăn gây viêm nhiễm nướu vừa dễ gây loạn năng thái dương hàm, đau vùng thái dương, mỏi hàm, mỏi cơ cổ và cả tật nghiến răng.

Mất răng gây hại đến các răng liền kề - hậu quả mất răng

Làm xương hàm bị tiêu biến

Xương hàm đảm nhận chức năng nâng đỡ và đảm bảo hoạt động ăn nhai, chịu sự kích thích từ lực nhai. Do đó mất răng lâu năm sẽ làm tác động sinh học của xương hàm bị mất theo.

Điều này sẽ khiến xương hàm dần tự triệt tiêu, làm nướu bị teo. Tình trạng này càng lâu sẽ càng nghiêm trọng và làm khả năng khôi phục răng khó khăn hơn. Để phục hồi răng mới thành công, Bác sĩ bắt buộc phải tiến hành cấy ghép xương.

Lão hóa sớm

Khi xương hàm tiêu biến do mất răng lâu năm mà không có biện pháp trồng thay thế, gương mặt sẽ nhanh già hơn trước tuổi. Do phần má bị hóp, da mặt dần chảy xệ và vùng da xung quanh miệng bắt đầu xuất hiện nhiều nếp nhăn.

Mất răng gây lão hóa sớm - hậu quả mất răng

Gây ra bệnh lý răng miệng khác

Mất răng làm thức ăn dễ mắc kẹt bên trong những chỗ trống, nhất là những chỗ khó làm sạch sẽ khiến việc vệ sinh răng miệng khó khăn. Việc này dễ gây ra những bệnh lý như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,...

Mất răng gây ra bệnh lý răng miệng khác - hậu quả mất răng

Tác động đến việc nói chuyện

Răng - môi - miệng sẽ đóng vai trò đảm bảo khả năng phát âm và nói chuyện rõ ràng của mỗi người. Vì vậy, mất răng sẽ gây ảnh hưởng đến mối tương quan này, đặc biệt là răng cửa. Không ít người đã trở nên ngọng và gặp khó khăn trong giao tiếp khi mất răng.

Mất răng tác động đến việc nói chuyện - hậu quả mất răng

Cấy ghép Implant - Dứt điểm 7 hậu quả nghiêm trọng do mất răng

Cấy ghép Implant là phương pháp trồng răng cố định hiện đại bậc nhất và được các chuyên gia đánh giá cao. Với cấu trúc bao gồm mão sứ (thân răng),khớp nối Abutment và trụ Implant (chân răng) cấy chắc chắn vào xương hàm, răng Implant hoàn chỉnh có khả năng thay thế hoàn toàn cho răng đã mất.

Nhờ có chức năng tương tự răng thật nên người cấy ghép xong có thể ăn nhai thoải mái, khắc phục tình trạng tiêu xương hiệu quả - đây là điều mà các phương pháp truyền thống khác chưa làm được.

Hiện nay, phương pháp phục hình răng này sẽ gồm cấy ghép đơn lẻ hoặc trồng răng toàn hàm All on 4 và All on 6. Tuổi thọ của răng Implant có thể lên đến vĩnh viễn, vì vậy đây là khoản đầu tư sức khỏe xứng đáng cho chính bạn hoặc ba mẹ, người thân trong nhà.

Cấy ghép Implant - Dứt điểm 7 hậu quả nghiêm trọng do mất răng

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn nắm rõ những hậu quả nghiêm trọng của việc mất răng lâu năm. Đừng chần chờ liên hệ 0935981846 hoặc fanpage Nha khoa Đức Nhân để được đặt lịch thăm khám và điều trị kịp thời nếu bạn hay người thân đang gặp phải tình trạng mất răng nhé!

Hơn 15 năm kinh nghiệm chuyên sâu, Bác sĩ Mai Xuân Tiên và công sự đã thực hiện thành công +600 ca trồng răng Implant và mang đến cho hàng ngàn khách hàng khác nụ cười khỏe đẹp.


Có thể bạn quan tâm